Những Điểm Chính Của Bài Viết
- Tình trạng khai thuế (filing status) như độc thân, kết hôn khai chung hay chủ hộ gia đình ảnh hưởng trực tiếp đến mức khấu trừ tiêu chuẩn và thu nhập chịu thuế – bước nền tảng trong quá trình cách tính thuế ở Mỹ.
- Dù là tiền lương, thu nhập từ đầu tư, làm thêm hay tiền hưu trí, tất cả đều phải được tổng hợp trên biểu mẫu 1040. Việc xác định đúng tổng thu nhập sẽ giúp bạn đóng thuế ở Mỹ đúng luật và tránh bị phạt.
- Bạn có thể chọn khấu trừ tiêu chuẩn (standard deduction) hoặc liệt kê chi tiết các khoản khấu trừ (itemized deductions) như lãi vay nhà, chi phí y tế, quyên góp từ thiện… để tối ưu số thuế phải nộp. Đây là bước không thể thiếu trong cách tính thuế thu nhập cá nhân ở Mỹ.
.jpg)
Đăng ký ngay lớp học Money Skills từ Evan Coaching để học cách kiểm soát tiền bạc và xây dựng kế hoạch tài chính hiệu quả
Thuế Thu Nhập Cá Nhân Ở Mỹ
Khi nói đến thuế ở Mỹ, một trong những loại thuế quan trọng nhất mà bạn cần hiểu rõ chính là thuế thu nhập cá nhân (income tax). Đây là khoản thuế mà người dân phải đóng cho chính phủ liên bang (và đôi khi là cả tiểu bang) dựa trên số thu nhập chịu thuế (taxable income) mà họ kiếm được trong năm.
Vậy thu nhập chịu thuế (taxable income) là gì?
Thu nhập chịu thuế là tổng số tiền bạn kiếm được trong năm, trừ đi các khoản được miễn hoặc khấu trừ thuế. Thu nhập này được dùng để xác định bạn phải đóng bao nhiêu thuế và rơi vào mức thuế suất (tax rate) nào.
Thu nhập chịu thuế bao gồm cả:
- Thu nhập kiếm được (earned income): như tiền lương, tiền công (thường được báo cáo trên biểu mẫu W-2)
- Thu nhập không kiếm được (unearned income): như tiền lãi đầu tư, cổ tức, lợi nhuận từ việc bán tài sản hoặc bất động sản
Một số ví dụ khá phổ biến về thu nhập chịu thuế như:
- Tiền lương, tiền công từ công việc (W-2)
- Thu nhập tự kinh doanh hoặc làm việc tự do (thường báo cáo qua biểu mẫu 1099)
- Thu nhập từ kinh doanh hoặc cho thuê nhà
- Tiền thắng cược
- Tiền cấp dưỡng (alimony) đối với các vụ ly hôn trước năm 2019
- Thu nhập từ đầu tư: như cổ tức, lãi suất ngân hàng, lãi từ cổ phiếu
- Khoản hoàn thuế từ năm trước (trong một số trường hợp)
- Thu nhập từ hưu trí hoặc trợ cấp thất nghiệp
- Một phần quyền lợi An sinh xã hội (Social Security), tùy theo tổng thu nhập của bạn
Trái ngược lại, không phải tất cả thu nhập đều phải chịu thuế. Một số ví dụ về thu nhập không chịu thuế (non-taxable income):
- Trợ cấp nuôi con (child support)
- Bảo hiểm y tế do công ty chi trả
- Quà tặng bạn nhận được (người tặng có thể phải chịu thuế quà tặng)
- Khoản rút từ tài khoản tiết kiệm sức khỏe (HSA) dùng đúng mục đích y tế
- Tiền bảo hiểm nhân thọ (nếu người nhận được là người thụ hưởng)
- Khoản rút từ Roth IRA hoặc Roth 401(k) (nếu đủ điều kiện miễn thuế)
- Học bổng học phí và chi phí học tập hợp lệ
- Trợ cấp dành cho cựu chiến binh
- Tiền bồi thường cho người lao động (worker’s compensation)

Hiểu rõ thu nhập nào bị đánh thuế và thu nhập nào không bị đánh thuế là bước đầu quan trọng khi bạn bắt đầu đóng thuế ở Mỹ. Việc xác định chính xác thu nhập chịu thuế sẽ giúp bạn kê khai đúng và có thể tiết kiệm được nhiều khoản thuế thông qua các khoản khấu trừ hoặc tín dụng thuế.
Đọc thêm: Khai Thuế Ở Mỹ: Hướng Dẫn Khai Thuế 2025
Thuế Thu Nhập Theo Tiểu Bang
Bên cạnh việc nộp thuế thu nhập liên bang (federal income tax) cho chính phủ Hoa Kỳ, nhiều người lao động tại Mỹ còn phải đóng thuế ở cấp tiểu bang, gọi là thuế thu nhập tiểu bang (state income tax).
Đây là một trong những loại thuế quan trọng thuộc hệ thống thuế ở Mỹ, ảnh hưởng trực tiếp đến mức thu nhập ròng của bạn mỗi năm.
Thuế thu nhập tiểu bang được tính trên thu nhập mà bạn kiếm được trong phạm vi tiểu bang đó, và số tiền thu thuế sẽ được dùng để tài trợ cho các chương trình công cộng của bang như giáo dục, y tế, giao thông và an ninh. Mặc dù tương tự về khái niệm với thuế thu nhập cá nhân ở Mỹ ở cấp liên bang, nhưng cách tính và mức thuế của mỗi bang có thể rất khác nhau.
Hiện nay, tại Mỹ có ba dạng chính về cách các bang áp dụng thuế thu nhập cá nhân:
- Thuế lũy tiến (progressive tax): Thuế suất tăng dần theo mức thu nhập – thu nhập càng cao, thuế càng cao.
- Thuế cố định (flat tax): Tất cả mọi người đều trả cùng một tỷ lệ phần trăm thu nhập, bất kể thu nhập cao hay thấp.
- Miễn thuế thu nhập cá nhân: Có 9 bang hiện không đánh thuế thu nhập cá nhân, giúp cư dân ở đó không phải nộp thuế tiểu bang trên phần thu nhập cá nhân.
Danh sách các bang miễn thuế thu nhập cá nhân ở Mỹ bao gồm:
- Alaska
- Florida
- Nevada
- South Dakota
- Texas
- Tennessee
- Washington
- Wyoming
- New Hampshire (không đánh thuế lương nhưng có thể đánh thuế lãi từ đầu tư)

Nếu bạn sống hoặc làm việc ở các bang này, bạn chỉ cần lo đóng thuế liên bang, mà không cần nộp thêm thuế thu nhập tiểu bang, giúp tiết kiệm đáng kể.
Ngược lại, một số bang như California lại có hệ thống thuế thu nhập cao, được áp dụng theo thuế suất lũy tiến từ 1% đến hơn 13%, tùy vào mức thu nhập hằng năm.
Vì vậy, nếu bạn đang sống, làm việc hoặc có thu nhập từ bất động sản tại đây, bạn sẽ phải đóng thuế thu nhập cá nhân ở California theo quy định riêng của bang.
Ngoài ra, nếu bạn:
- Chuyển nơi cư trú sang bang khác trong năm
- Sống ở một bang nhưng làm việc tại bang khác
- Có bất động sản cho thuê hoặc nguồn thu nhập ở nhiều bang khác nhau
thì bạn có thể cần phải nộp tờ khai thuế tiểu bang (state tax return) ở nhiều bang. Điều này khá phổ biến với những người làm việc từ xa hoặc có nhiều nguồn thu nhập tại các vùng khác nhau ở Mỹ.
Cách Tính Thuế Ở Mỹ
Bước 1: Xác Định Tình Trạng Nộp Hồ Sơ
Khi tìm hiểu cách tính thuế thu nhập cá nhân ở Mỹ, bước đầu tiên và quan trọng nhất là xác định đúng tình trạng nộp hồ sơ thuế (filing status).
Đây là yếu tố quyết định mức khấu trừ tiêu chuẩn (standard deduction), cách tính thu nhập chịu thuế (taxable income), và các quyền lợi thuế khác mà bạn có thể được hưởng.
Nếu bạn không xác định đúng tình trạng nộp hồ sơ, toàn bộ việc tính thuế và đóng thuế ở Mỹ sau đó có thể bị sai lệch.
Về cơ bản, để tính được thu nhập chịu thuế, bạn cần:
- Xác định tình trạng nộp hồ sơ của bạn
- Cộng tất cả các nguồn thu nhập
- Trừ đi các khoản khấu trừ đủ điều kiện
IRS (Sở Thuế vụ Hoa Kỳ) hiện công nhận 5 tình trạng nộp hồ sơ chính:
- Độc thân (Single)
- Đã kết hôn khai chung (Married Filing Jointly)
- Đã kết hôn khai riêng (Married Filing Separately)
- Chủ hộ gia đình (Head of Household)
- Người phối ngẫu đủ điều kiện còn sống (Qualifying Widow(er))

Nếu bạn chưa kết hôn, bạn thường sẽ khai thuế với tư cách là Người độc thân. Tuy nhiên, nếu bạn có con cái hoặc người phụ thuộc và là người chi trả phần lớn chi phí sinh hoạt cho họ, bạn có thể khai thuế theo diện Chủ hộ gia đình (Head of Household), giúp bạn được giảm trừ nhiều hơn.
Trong một số trường hợp đặc biệt, nếu vợ/chồng của bạn mới mất và bạn đang chăm sóc con nhỏ, bạn có thể khai theo diện Người phối ngẫu đủ điều kiện còn sống (Qualifying Widow(er)) để tiếp tục được hưởng các quyền lợi như người đã kết hôn.
Nếu bạn đã kết hôn, bạn có hai lựa chọn:
- Khai chung (Married Filing Jointly): Đây thường là phương án có lợi nhất vì cả hai người có thể gộp thu nhập, chia sẻ khoản khấu trừ, và có thể đủ điều kiện nhận nhiều loại tín dụng thuế hơn.
- Khai riêng (Married Filing Separately): Trong một số trường hợp đặc biệt, khai riêng sẽ có lợi, tuy nhiên bạn phải tuân theo một số giới hạn nhất định:
- Chỉ được khấu trừ các khoản chi phí bạn tự trả
- Không được dùng chung chi phí để khấu trừ cho cả hai người
- Một số tín dụng thuế (tax credits) có thể bị giới hạn hoặc không áp dụng
Nếu bạn đang cân nhắc khai riêng, nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia thuế hay CPA để đánh giá xem quyết định đó ảnh hưởng như thế nào đến tổng số thuế của cả hai vợ chồng.
Ngoài ra, một số bang tại Mỹ áp dụng quy định tài sản chung (community property laws), ví dụ như California, Texas, Arizona, v.v.
Nếu bạn sống ở các bang này và chọn khai riêng, luật bang có thể yêu cầu bạn chia đều một số khoản thu nhập và chi phí chung giữa hai vợ chồng – kể cả khi chỉ một người làm ra số tiền đó. Việc này có thể khiến việc tính thuế trở nên phức tạp hơn.
Bước 2: Tổng Hợp Các Loại Thu Nhập Của Bạn
Sau khi bạn đã xác định đúng tình trạng nộp hồ sơ thuế (filing status), bước tiếp theo trong quy trình cách tính thuế thu nhập cá nhân ở Mỹ là tổng hợp tất cả các nguồn thu nhập mà bạn đã nhận được trong năm.
Theo quy định của IRS (Sở Thuế vụ Hoa Kỳ), người nộp thuế bắt buộc phải báo cáo tất cả các loại thu nhập, không chỉ lương chính thức mà còn bao gồm cả:
- Thu nhập phụ (side income)
- Tiền lãi (interest income)
- Tiền boa (tips)
- Thu nhập đầu tư
- Thu nhập từ kinh doanh hoặc tự làm chủ
- Thu nhập từ cho thuê nhà
- Phân phối từ tài khoản hưu trí (IRA distributions)
Tất cả những khoản này sẽ được tổng hợp và báo cáo trên Biểu mẫu 1040 (Form 1040) – là mẫu khai thuế chính. Trong một số trường hợp, bạn có thể cần dùng thêm Biểu mẫu số 1 (Schedule 1) để kê khai các loại thu nhập bổ sung khác.

Nếu bạn khai thuế riêng thay vì khai chung với vợ/chồng, hãy chắc chắn xác định rõ nguồn thu nhập nào thuộc về bạn, và nguồn nào thuộc về người kia. Ví dụ, với các khoản phân phối từ tài khoản hưu trí (IRA), bạn cần xác minh tài khoản đứng tên ai để báo cáo chính xác.
Trong trường hợp bạn sống ở các bang có luật tài sản chung (community property states) như California, Texas, Arizona,… thu nhập và tài sản trong hôn nhân được xem là sở hữu chung. Khi đó, mỗi người sẽ phải báo cáo 50% thu nhập chung, bất kể ai là người trực tiếp tạo ra khoản đó.
Ngoài ra, với các khoản khấu trừ (deductions), bạn và vợ/chồng không thể cùng khai một khoản chi phí giống nhau. Vì vậy, hãy lưu lại hồ sơ chia sẻ chi tiết để đảm bảo kê khai đúng quy định.
Bước 3: Xác định thu nhập chịu thuế (taxable income)
Sau khi bạn đã tổng hợp toàn bộ thu nhập trong năm, bước tiếp theo trong quá trình cách tính thuế ở Mỹ là xác định thu nhập chịu thuế (taxable income). Đây là con số quan trọng để IRS sử dụng làm cơ sở tính mức thuế mà bạn phải đóng thuế ở Mỹ.
Để tính được thu nhập chịu thuế, bạn cần trừ đi các khoản khấu trừ (deductions) hợp lệ khỏi tổng thu nhập của mình. Có hai hình thức khấu trừ chính mà bạn có thể chọn, tùy vào trường hợp cụ thể:
- Khấu trừ tiêu chuẩn (Standard Deduction)
Đây là khoản khấu trừ cố định mà IRS quy định hàng năm, dựa trên tình trạng nộp hồ sơ (filing status) của bạn. Hầu hết người nộp thuế cá nhân đều chọn hình thức này vì đơn giản, không cần kê khai chi tiết từng khoản chi phí.
Ví dụ mức khấu trừ tiêu chuẩn (năm 2024):
- Độc thân: $13,850
- Đã kết hôn khai chung: $27,700
- Chủ hộ gia đình: $20,800
- Khấu trừ theo danh mục (Itemized Deductions)
Nếu bạn có nhiều chi phí hợp lệ như:
- Lãi suất thế chấp (mortgage interest)
- Chi phí y tế vượt mức cho phép
- Thuế tiểu bang hoặc thuế bất động sản đã nộp
- Quyên góp từ thiện,...
Bạn có thể chọn khấu trừ theo danh mục, nghĩa là kê khai chi tiết từng khoản để được khấu trừ nhiều hơn. Bạn nên chọn phương án nào giúp giảm thuế nhiều nhất, có thể so sánh cả hai cách để đưa ra lựa chọn phù hợp.
Khi bạn đã chọn hình thức khấu trừ phù hợp, việc còn lại rất đơn giản:
Tổng thu nhập – Khấu trừ = Thu nhập chịu thuế
Ví dụ: Nếu bạn có tổng thu nhập là $50,000 và bạn áp dụng khấu trừ tiêu chuẩn $13,850, thì thu nhập chịu thuế của bạn sẽ là $36,150. Đây là con số mà IRS sẽ dùng để áp dụng thuế suất (tax rate) tương ứng và tính ra số tiền bạn cần đóng thuế ở Mỹ trong năm đó.
Việc xác định đúng khấu trừ không chỉ giúp bạn tuân thủ đúng quy định thuế, mà còn có thể giúp bạn tiết kiệm đáng kể số tiền phải nộp.
Nếu bạn phân vân giữa hai hình thức khấu trừ, hãy so sánh số tiền thực tế bạn có thể giảm được hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia thuế để đưa ra lựa chọn tối ưu.